Theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) và các đối tác y tế toàn cầu, có từ 290.000 đến 650.000 ca tử vong liên quan đến cúm mùa. Tại Việt Nam ghi nhận khoảng 1-1,8 triệu người mắc bệnh cúm mùa. Bệnh có thể xuất hiện ở mọi lứa tuổi, và có thể để lại biến chứng nặng nề nếu như không được điều trị hoàn toàn. Vậy cúm là bệnh gì? Các triệu chứng và cách điều trị ra sao? Bạn đọc xem ngay bài viết dưới đây.
Cúm là bệnh nhiễm trùng đường hô hấp gây ra do virus cúm (Influenza virus) với triệu chứng thường gặp như đau đầu, chóng mặt, cơ thể mệt mỏi, buồn nôn, tiêu chảy,... Trường hợp người bệnh chủ quan, không điều trị sớm có thể gây ra những biến chứng nghiêm trọng như viêm tai, viêm phế quản, viêm phổi, viêm não, thậm chí có thể dẫn đến tử vong. Đặc biệt người có bệnh mãn tính tim phổi, thận, suy giảm hệ miễn dịch, trẻ nhỏ, người lớn tuổi, phụ nữ mang thai,...
Cúm phát triển qua 3 giai đoạn:
Cúm mùa là bệnh nhiễm trùng qua đường hô hấp
Hiện có 4 chủng virus cúm phổ biến:
Cúm được biết đến triệu chứng lâm sàng như:
Nhận biết dấu hiệu trên, người bệnh cần đi thăm khám bác sĩ để để được đưa ra phác đồ điều trị phù hợp. Một số bệnh nhân chủ quan, hiểu nhầm cúm với cảm thông thường, không điều trị hoặc điều trị trễ khiến bệnh chuyển nặng như viêm tai giữa, viêm xoang, viêm đường tiết niệu,...
Đặc biệt phụ nữ mang thai nhiễm cúm trong 3 tháng đầu thai kỳ rất nguy hiểm, ngu cơ dị tật thai nhi, sảy thai hoặc lưu thai. Hơn nữa, trẻ từ 2-16 tuổi có nguy cơ hội chứng Reye (gây sưng phù ở gan và não), biến chứng này có thể xuất hiện chỉ sau vài ngày bị cúm, khi các triệu chứng cúm có dấu hiệu giảm dần, trẻ đột nhiên nôn mửa, mê sảng, co giật, chuyển sang hôn mê sâu rồi tử vong.
Nhận biết sớm triệu chứng giúp bạn phòng ngừa bệnh hiệu quả
Virus cúm (Influenza virus) chính là nguyên nhân gây bệnh cúm, virus này tấn công vào hệ hô hấp của người bệnh, bao gồm mũi, cổ họng, phổi từ đó xuất hiện các triệu chứng. Theo nghiên cứu dịch tễ, các chủng virus cúm có khả năng biến đổi liên tục theo chu kỳ hàng năm, do đó tỷ lệ trẻ em và người lớn lây nhiễm với các chủng cúm mới có thể lên tới 90%. Tại Việt Nam phổ biến chủng A và B, với khả năng lây nhiễm khủng khiếp và có nguy cơ trở thành đại dịch.
Nguyên nhân là do virus Influenza virus, bệnh có thể lây nhiễm qua 2 con đường
Do đó, khi mắc triệu chứng cúm cần vệ sinh sạch sẽ, hạn chế tiếp xúc phòng ngừa lây nhiễm.
Theo chuyên gia khuyến cáo, bệnh cúm có thể gặp ở mọi đối tượng, nhưng dễ gặp ở người có hệ miễn dịch chưa hoàn thiện hoặc sức đề kháng yếu như:
Ngoài ra, người lớn trên 65 tuổi hay người có bệnh nền mãn tính như tiểu đường, tim phổi, suy thận hoặc suy gan, suy giảm miễn dịch,…
Để tránh nhầm lẫn với cảm thông thường, nhận biết triệu chứng bạn cần dựa vào các các xét nghiệm virus học như nuôi cấy virus, phát hiện acid nucleic (PCR, RT-PCR) hay huyết thanh chẩn đoán. Trong một số trường hợp, bác sĩ có thể chỉ định thực hiện chụp X-quang phổi để đánh giá mức độ tổn thương do virus cúm gây ra.
Theo chuyên gia khuyến cáo, mục tiêu chính điều trị cúm là giảm nhẹ và loại bỏ các triệu chứng. Tùy vào tình trạng mà bạn được khuyến cáo điều trị theo các phương pháp dưới đây:
Theo chuyên gia khuyến cáo, tiêm vắc xin biện pháp phòng cúm hiệu quả nhất, giúp giảm nguy cơ cao bị các biến chứng nặng của bệnh cúm, đồng thời bảo vệ những người xung quanh không bị lây cúm.
Trẻ em từ 6 tháng tuổi và người lớn đều có thể tiêm phòng. Sau tiêm vắc xin phòng cúm, có thể gặp một số tác dụng phụ như mệt mỏi, đau đầu trong vài ngày hoặc đau ở chỗ tiêm.
Liều tiêm và lịch tiêm phòng vắc xin cúm ở trẻ em và người lớn cụ thể như sau:
Thời gian miễn dịch trung bình một năm, cúm cần được tiêm ngừa hàng năm. Ngoài ra, thành phần vắc xin ngừa cúm cũng được thường xuyên điều chỉnh để phù hợp với chủng virus. Hiện nay, tại Trung tâm Tokyo Vaccine Center ưu đãi tiêm cúm chỉ 299k/người. Bên cạnh đó bạn được khám sàng lọc trước tiêm hoàn toàn miễn phí bởi các bác sĩ giàu kinh nghiệm. Khu vực chờ sau tiêm rộng rãi, thoáng mát, có khu trò chơi đầy màu sắc giúp bé thoải mái như ở nhà.
Ưu đãi có hạn đăng ký ngay để được tư vấn hỗ trợ
Ngoài tiêm phòng bạn cần thực hiện biện pháp phòng cúm hiệu quả như: Rửa tay thường xuyên, vệ sinh hô hấp tốt, che miệng và mũi khi ho hoặc hắt hơi, sử dụng khăn giấy đúng cách; hạn chế tiếp xúc với người bệnh, không chạm tay vào mắt, mũi, miệng,...